[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị - COF vs COC - Bài này khó hiểu - Viết vì mình mất ngủ]
Chi phí vay và chi phí vốn khác hoàn toàn nhau và mang bản chất hoàn toàn khác nhau trong ngân hàng. Khi người ta nói Cost of Fund, ý này ám chỉ việc giá vay đầu vào của toàn bộ danh mục trong quá trình từ:
Vay tiền -> Mua hàng -> Chờ lên giá -> Bán hàng -> Lấy tiền trả tiền vay.
Việc này là một quy trình khép kín không khác gì việc kinh doanh của ngân hàng cả:
Deposit -> Lend -> Đáo hạn -> Pay deposit.
Chi phí trả deposit của khách hàng chính là Cost of Fund của bank. Cost of Fund này đương nhiên thấp, càng thấp càng tốt.
Cái này là Cost of Fund, ở bank thì phần cân đối và tính toán phân bổ Cost of Fund này thuộc ALM-FTP.
Như mọi người thấy trong quy trình này hoàn toàn không cần vốn tự có bỏ ra làm gì. Về cơ bản ngân hàng kinh doanh không cần vốn. Nhưng vây giờ vẫn cần CAR để làm gì?
Về cơ bản CAR để dự phòng cho trường hợp xấu. Xấu tức là xấu tới mức nó ăn mòn hết lợi nhuận bên trên tạo ra trong quá trình gửi tiền và cho vay. Như vậy ở đây tự nhiên phải để lượng vốn dự phòng này không được sử dụng tới hoặc chỉ sử dụng mua bán sinh lời ở mức rất thấp, như vậy thì nó sẽ có chi phí lên phần vốn này gọi là Cost of Capital.
OK tiếp tục vì tự nhiên phải có vốn CAR đâm ra cái chính phải nhìn nhận xem vốn CAR này được phân bổ như thế nào mới được hợp lý. Đại khái giống như vốn bình thường thì phân bổ phần này ntn để hiệu quả nhất. Phần này mới thực sự mang tính chất xem xét quản trị. Ví dụ như bạn bỏ ra 1 đồng thì lợi nhuận đã trừ đi phần dự phòng (cost of risk) là bao nhiêu. Nên về mặt quản trị người người ta cần biết lợi nhuận sau đi trừ rủi ro (Return Adjusted Risk/ Capital) hay còn gọi là RAROC. Cái cost of fund bên trên ấy nó chỉ được liệt vào cái expense trong công thức dưới thôi.
Ý nghĩa của RAROC như cái tên của nó. Lợi nhuận thực sự bạn nhận được là khi bạn đã loại bỏ phần chi phí rủi ro tiềm tàng khiến phần lợi nhuận đó giảm xuống, sau đó chia cho phần vốn bạn bỏ ra để take care cái rủi ro đó.
Cái phức tạp của bank khi phải quản trị theo RAROC đó là không ước lượng thực sự expected loss nó là gì. Nếu danh mục rủi ro tín dụng thì nó sẽ là EL = PD x LGD x EAD (expected loss cho danh mục rủi ro tín dụng.)
Vì bank quản trị theo danh mục (banking và trading) nhưng CAR lại được phân bổ theo rủi ro (Market, Credit, Oprisk sau có cả IRRBB và Concentration Risk trong đám này) nên đâm ra tính nó cũng sẽ mệt. Ví dụ tính cho danh mục banking thì không khó lắm. Nhưng ví dụ danh mục trading chẳng hạn, nó vừa tín dụng vừa là thị trường. Nói chung là hơi mệt.
Đại khái đến giờ mà quản trị và đo lường performance theo vốn phân bổ để đưa ra strategy vẫn là cái gì đó khá là xa vời. Mình nếu được hỏi thì mình sẽ recommend áp dụng detail và quy mô bé cho danh mục banking và các level từ thấp tới cao vì cái này mang tính chất quản trị mà.
Ở Việt Nam nói chung không có sài được vì CAR chỉ là điều kiện cần thôi, điều kiện đủ là Room để quyết nữa, nên bank VN nhìn chung rơi vào tình trạng thừa VỐN nhưng thiếu ROOM. Ai mà bảo thiếu vốn cần raise thêm là là không đúng đâu. Nên đâm ra phát triển mấy cái project kiểu tính RAROC để phân bổ vốn nó đòi hỏi cái nhìn siêu dài hạn cỡ 20-30 năm nữa.
Bộ phận mà quản trị phần vốn này ở bank hay được gọi là Capital Governance hay ALM-Capital.
P/S: Khó ngủ vì MU thua đâm ra ngồi nghĩ mấy cái khó hiểu ngồi viết lại. Bank mình đánh giá có hệ thống làm Capital Governance tốt chắc có VP, TCB, ACB, VIB, MB. Nói chung nếu có hệ thống này tốt thì bạn sẽ thấy bank đó nó khoa học hẳn lên.

Tin tức và sự kiện

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

Giảng viên

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Cảm nhận học viên

Bài viết khác

Tự nhiên có người nhắc lại chuyện giá dầu âm 2 năm trước giờ cũng muốn xem lại nó đang như thế nào. Quay lại 1 chút thì giá FUTURE âm chứ giá dầu SPOT thì không âm. Chỗ này chúng ta có công thức đơn giản của commodity: F = S * e^(rf + … Đọc tiếp "[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]"
Thực ra chủ đề này nó cũng nổi cộm khá là lâu rồi nhưng tại sao phải duy trì cả 2 thì không nên hiểu room nó như một biện pháp hành chính không, cũng không nên sử dụng các yếu tố underground về cơ chế (xin cho) để kéo vào đây nói mà thuần … Đọc tiếp "[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]"
Không phải cứ anh nào hot thì page chỉ trích đâu, tại vì theo logic thì sử dụng PB cho Bank khá là phèn. Như mọi người hay đọc thì mình rất chuộng các phương án so sánh trong định giá. Chuộng hơn nhiều các phương pháp DCF. Nhưng mình lại cực kỳ hay ít … Đọc tiếp "[Tại sao bank cần PE hơn PB để định giá – LONGFORM]"
(+84) 869 231 510