So sánh CFA và FRM

SO SÁNH CFA VÀ FRM CFA và FRM khác nhau thế nào. Nên thi chứng chỉ nào? Qua bài viết gồm 04 phần này, Hedge cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về hai chứng chỉ, nắm chắc thông tin này là bước đầu để bạn tự ra quyết định học tập cho riêng mình. I. FRM VÀ CFA Là GÌ? - CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Chương trình này bao gồm những chủ đề liên quan đến quản trị danh mục đầu tư, phân tích tài chính, chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và tất cả những kiến thức nền nói chung về lĩnh vực tài chính. CFA đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và luôn được coi như là một “ tiêu chuẩn vàng” cho những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. - FRM (Financial Risk Manager) là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận trên toàn cầu. Theo hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro (GARP), chứng chỉ FRM sẽ mở ra cho bạn cơ hội nắm bắt được những cách thức quản trị rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu đang biến đổi từng ngày. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro, chắc chắn đó là điều không thể thiếu nếu muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này.  II. CFA VÀ FRM GIỐNG NHAU Ở ĐIỂM NÀO? Cả 2 loại chứng chỉ đều là nền tảng đánh giá liệu ứng viên có am hiểu và có tiềm năng trong lĩnh vực tài chính hay không. Để được cấp chứng chỉ, bạn đều phải vượt qua một loạt các bài kiểm tra, và nếu bị đánh trượt ở bài thi đầu tiên, bạn sẽ không được tiến đến các cấp độ tiếp theo. Bài thi sẽ kiểm tra các kiến thức tổng quan về tài chính, định lượng tài chính và khả năng phân tích mang tính thực tiễn. Những kì thi này khá hóc búa và luôn đòi hỏi người học phải dành nhiều thời gian và công sức để tiếp nhận kiến thức cũng như thực hành. Bạn sẽ không thể hoàn thành nó nếu bạn “nhồi nhét” tất cả kiến thức vào giai đoạn cuối cùng. Vậy nên dù bạn đang dự định lấy chứng chỉ nào thì bạn cũng phải bắt đầu học từ sớm. - Chuẩn bị cho CFA, bạn cần phải học ít nhất 300 giờ cho mỗi cấp độ. Bạn nên chú ý tới Learning Outcome Statements (LOS) từ CFA Institute vì họ đã liệt kê đầy đủ những gì bạn nên làm trong ngày thi. Những lớp học luyện thi CFA rất có ích vì nó sẽ cho bạn làm quen với các câu hỏi. Và bạn cũng cần phải làm những bài kiểm tra thử để làm quen với cấu trúc của bài kiểm tra chính thức. - Đối với FRM, bạn cần lên kế hoạch để học ít nhất 200 – 240 giờ cho mỗi phần. Bạn nên làm theo các chiến lược cơ bản trong suốt quá trình học FRM, bao gồm việc nhận thức được toàn cảnh và hiểu các khái niệm chính. Lời khuyên là bạn nên tham gia các lớp chuẩn bị cho buổi thi phần 1 và phần 2. Thêm nữa là việc tham gia nhiều buổi thi thử rất quan trọng. Nhớ để lại một buổi thi thử cho tuần cuối cùng trước buổi thi chính thức nhé.  III. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 2 CHỨNG CHỈ? 1. ĐƠN VỊ CẤP CHỨNG CHỈ - Bằng CFA được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ – thành lập năm 1947, hiện có hơn 150.000 hội viên tại 165 quốc gia trên toàn cầu. Link: www.cfainstitute.org - Chứng chỉ FRM do Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế (GARP) cấp. Hiệp hội GARP được đánh giá là một trong các Hiệp hội uy tín nhất trên thế giới về quản trị rủi ro tài chính, với hơn 150.000 hội viên ở 195 quốc gia trên toàn cầu. Link: www.garp.org 2. CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHÙ HỢP VỚI AI? - CFA: Viện CFA không yêu cầu thí sinh thi đầu vào. Tuy nhiên để được thi CFA, thí sinh cần hội đủ 1 trong các điều kiện sau: Tốt nghiệp đại học với bất cứ chuyên ngành nào Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương Sinh viên đại học năm cuối Ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư) - FRM Sinh viên năm 3 hoặc năm cuối đại học với chuyên ngành kinh tế mong muốn tăng cơ hội thực tập và làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính ngay sau khi tốt nghiệp Tốt nghiệp đại học/cao đẳng thuộc khối kinh tế mong muốn bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng Người đi làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng để thăng tiến trong công việc 3. ĐIỀU KIỆN NHẬN BẰNG - CFA Thi đậu lần lượt các kỳ thi Level 1, 2 & 3 Ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp. - FRM Thi đậu 2 cấp độ của chương trình FRM Có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro chuyên nghiệp (được tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình FRM) 4. CHƯƠNG TRÌNH HỌC CFA VÀ FRM. Mời các bạn xem ảnh đính kèm bên dưới. 5. THÔNG TIN VỀ KÌ THI - CFA + Bài thi kéo dài trong 360’: 180’ buổi sáng & 180’ buổi chiều + Hình thức và thời gian thi Level 1: 100% trắc nghiệm & thi vào tháng 6 & 12 hàng năm Level 2: 100% trắc nghiệm liên quan đến tình huống & thi vào tháng 6 hàng năm Level 3: Buổi sáng: 100% câu hỏi tự luận; buổi chiều: 100% trắc nghiệm liên quan đến tình huống & thi vào tháng 6 hàng năm. + Thời hạn đăng ký thi: Mỗi kỳ thi, Viện CFA quy định thời hạn đăng ký thi ứng với thời hạn của các mức phí. Bạn có thể tham khảo trang web www.cfainstitute.org để biết thêm thông tin về thời hạn đăng ký thi. + Lệ phí thi: $1150 - $1900 (bao gồm lệ phí đăng kí ban đầu đóng 1 lần và phí thi cho mỗi level) + Tỉ lệ pass: Level 1 (42%), Level 2 (46%), Level 3 (54%) tùy từng năm - FRM + Bài thi trên giấy, mỗi năm 2 lần cho cho cả 2 Part vào tháng 5 & 11 + Hình thức thi: trắc nghiệm, kết quả biết sau 7 – 8 tuần + Mỗi bài thi trong 4 giờ vào buổi sáng (Part 1) và buổi chiều (Part 2) Thí sinh có thể thi cả 2 Part trong cùng một ngày nhưng bài thi Part 2 chỉ được chấm khi bài thi Part 1 đạt điểm đậu + Lệ phí thi: $1050 - $1500 (bao gồm lệ phí đăng kí ban đầu đóng 1 lần và phí thi cho mỗi Part) + Tỉ lệ pass: Part 1 (42%), Part 2 (58%) tùy từng năm 6. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP - CFA Investment Banking (Ngân hàng đầu tư): IPOs, Merges & Acquisitions (Sáp nhập và mua lại), Pitch Book Portfolio Management (Quản trị danh mục đầu tư): Asset Management (Quản lý tài sản ), Mutual Funds (Quỹ tương hỗ), Financial Planning (Lập kế hoạch tài chính) Equity Research (Nghiên cứu vốn chủ sở hữu): Accounting (Kế toán), Valuations (Định giá), Discounted Cash Flows (Dòng tiền chiết khấu) - FRM Banks (Ngân hàng): Asset Liability Management (Quản lý tài sản pháp lý), Treasury (Quỹ) Risk Management (Quản trị rủi ro): Risk Assessment (Đánh giá rủi ro), Risk Appraisal (Thẩm định rủi ro) IV. CFA HAY FRM? Trên phương diện là chuyên gia phân tích tài chính, bạn phải xác định được mục đích của việc sở hữu chứng chỉ nào. FRMs thường là người thuộc vị trí quản lý và ban điều hành, tập trung vào những rủi ro và những rủi ro khi đầu tư. Vậy nên, chỉ khi bạn có sự hứng thú với rủi ro như quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, quản lý rủi ro pháp lý hoặc quản lý rủi ro hoạt động thì chứng chỉ FRM phù hợp với bạn. Nếu bạn muốn trở thành quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính doanh nghiệp, cố vấn tài chính hay trở thành những lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp, CFA sẽ là bệ phóng tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn. Tất nhiên là bạn sẽ không phải chỉ có một sự lựa chọn. Như đã nói ở phần đầu, bạn vẫn có thể đạt cả hai chứng chỉ. Hiện nay, rủi ro, đầu tư, quản trị đầu tư và cố vấn tài chính doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau hơn bao giờ hết. Nên việc một người đã có chứng chỉ CFA quan tâm đến chứng chỉ FRM là chuyện không phải khó hiểu. Tuy nhiên, việc sở hữu chứng nhận FRM trước sẽ có ích hơn cho những nhà quản lý rủi ro, những người muốn mở rộng chuyên môn của họ trong lĩnh vực tài chính. Không quan trọng bạn chọn con đường nào để bắt đầu, hiện tại có rất nhiều thông tin giúp bạn có thể đạt được một hoặc nhiều chứng chỉ mà bạn cần. Bảng phân biệt
FRM CFA
Định nghĩa FRM (Financial Risk Manager) là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận trên toàn cầu.  CFA (Chartered Financial Analyst) là chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. CFA đã được công nhận rộng rãi trên thế giới và luôn được coi như là một “tiêu chuẩn vàng” cho những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.
Chủ đề liên quan Theo hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro (GARP), chứng chỉ FRM sẽ mở ra cho bạn cơ hội nắm bắt được những cách thức quản trị rủi ro trên thị trường tài chính toàn cầu đang biến đổi từng ngày. Tức là bạn sẽ được tiếp cận với những kiến thức theo tiêu chuẩn quốc tế về quản trị rủi ro, chắc chắn đó là điều không thể thiếu nếu muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Chương trình này bao gồm những chủ đề liên quan đến quản trị danh mục đầu tư, phân tích tài chính, chứng khoán, các sản phẩm phái sinh, và tất cả những kiến thức nền nói chung về lĩnh vực tài chính.
Thời gian chuẩn bị Đối với FRM, bạn cần lên kế hoạch để học ít nhất 200 – 240 giờ cho mỗi phần. Chuẩn bị cho CFA, bạn cần phải học ít nhất 300 giờ cho mỗi cấp độ. 
Quá trình ôn luyện Bạn nên làm theo các chiến lược cơ bản trong suốt quá trình học FRM, bao gồm việc nhận thức được toàn cảnh và hiểu các khái niệm chính. Lời khuyên là bạn nên tham gia các lớp chuẩn bị cho buổi thi phần 1 và phần 2. Thêm nữa là việc tham gia nhiều buổi thi thử rất quan trọng. Nhớ để lại một buổi thi thử cho tuần cuối cùng trước buổi thi chính thức nhé. Bạn nên chú ý tới Learning Outcome Statements (LOS) từ CFA Institute vì họ đã liệt kê đầy đủ những gì bạn nên làm trong ngày thi. Những lớp học luyện thi CFA rất có ích vì nó sẽ cho bạn làm quen với các câu hỏi. Và bạn cũng cần phải làm những bài kiểm tra thử để làm quen với cấu trúc của bài kiểm tra chính thức.
Đơn vị cấp chứng chỉ Chứng chỉ FRM do Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế (GARP) cấp. Hiệp hội GARP được đánh giá là một trong các Hiệp hội uy tín nhất trên thế giới về quản trị rủi ro tài chính, với hơn 150.000 hội viên ở 195 quốc gia trên toàn cầu. Link: www.garp.org Bằng CFA được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ – thành lập năm 1947, hiện có hơn 150.000 hội viên tại 165 quốc gia trên toàn cầu. Link: www.cfainstitute.org
Chương trình học phù hợp với đội tượng nào? + Sinh viên năm 3 hoặc năm cuối đại học với chuyên ngành kinh tế mong muốn tăng cơ hội thực tập và làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro tài chính ngay sau khi tốt nghiệp. + Tốt nghiệp đại học/cao đẳng thuộc khối kinh tế mong muốn bổ sung kiến thức và kỹ năng chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. + Người đi làm trong lĩnh vực quản trị rủi ro mong muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng để thăng tiến trong công việc. + Tốt nghiệp đại học với bất cứ chuyên ngành nào. + Có bằng nghề nghiệp như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương. + Sinh viên đại học năm cuối. + Ít nhất 4 năm học và làm việc (không nhất thiết phải làm việc trong lĩnh vực đầu tư).
Điều kiện nhận bằng + Thi đậu 2 Part của chương trình FRM. + Có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quản trị rủi ro chuyên nghiệp (được tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất chương trình FRM). + Thi đậu lần lượt các kỳ thi Level 1, 2 & 3. + Ít nhất 4 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư. + Đăng ký trở thành hội viên của cộng đồng CFA và tuân thủ quy định về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp.
Chương trình học + Part 1 gồm 4 môn: Foundation of Risk Management, Quantitative Analysis, Financial Market & Products và Valuation & Risk Models. + Part 2 gồm 5 môn: Market Risk, Credit Risk, Operational & Integrated Risk, Investment Management và Current Issues. CFA gồm 10 môn học (môn học của 3 levels giống nhau): Ethics, Investment tools, Assets, Portfolio Management, Quantitatives, Economics, Financial Reporting Analysis, Corporate Finance, Equity và Fixed Income.
Hình thức và thời gian thi Bài thi trên giấy. Hình thức thi: trắc nghiệm, kết quả biết sau 7 – 8 tuần Mỗi bài thi trong 4 tiếng vào buổi sáng (Part 1) và buổi chiều (Part 2) Thí sinh có thể thi cả 2 Part trong cùng một ngày nhưng bài thi Part 2 chỉ được chấm khi bài thi Part 1 đạt điểm đậu. Bài thi kéo dài trong 360’: 180’ buổi sáng & 180’ buổi chiều. Hình thức và thời gian thi: Level 1: 100% trắc nghiệm và thi vào tháng 6 & 12 hàng năm. Level 2: 100% trắc nghiệm liên quan đến tình huống và thi vào tháng 6 hàng năm. Level 3: Buổi sáng: 100% câu hỏi tự luận; buổi chiều: 100% trắc nghiệm liên quan đến tình huống và thi vào tháng 6 hàng năm.
Thời hạn đăng ký thi Mỗi năm 2 lần cho cả 2 Part vào tháng 5 & 11. Mỗi kỳ thi, Viện CFA quy định thời hạn đăng ký thi ứng với thời hạn của các mức phí. Bạn có thể tham khảo trang web www.cfainstitute.org để biết thêm thông tin về thời hạn đăng ký thi.
Điểm đậu tuyệt đối 70%
Lệ phí thi 1050 - 1500 (bao gồm phí đăng kí thi và phí thi cho cả 2 Part) 1100 - 1700 (bao gồm phí đăng kí thi và phí thi cho cả 3 level)
Tỉ lệ pass Part 1 (42%) Part 2 (58%) Level 1 (42%) Level 2 (46%) Level 3 (54%)
Cơ hội nghề nghiệp Banks (Ngân hàng): Asset Liability Management (Quản lý tài sản pháp lý), Treasury (Quỹ) Risk Management (Quản trị rủi ro): Risk Assessment (Đánh giá rủi ro), Risk Appraisal (Thẩm định rủi ro) Investment Banking (Ngân hàng đầu tư): IPOs, Merges & Acquisitions (Sáp nhập và mua lại), Pitch Book Portfolio Management (Quản trị danh mục đầu tư): Asset Management (Quản lý tài sản), Mutual Funds (Quỹ tương hỗ), Financial Planning (Lập kế hoạch tài chính) Equity Research (Nghiên cứu vốn chủ sở hữu): Accounting (Kế toán), Valuations (Định giá), Discounted Cash Flows (Dòng tiền chiết khấu)
 

Tin tức và sự kiện

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

Giảng viên

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Cảm nhận học viên

Bài viết khác

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC – Bài này khó hiểu – Viết vì mình mất ngủ] Chi phí vay và chi phí vốn khác hoàn toàn nhau và mang bản chất hoàn toàn khác nhau trong ngân hàng. Khi người ta nói Cost of Fund, ý … Đọc tiếp "[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]"
Tự nhiên có người nhắc lại chuyện giá dầu âm 2 năm trước giờ cũng muốn xem lại nó đang như thế nào. Quay lại 1 chút thì giá FUTURE âm chứ giá dầu SPOT thì không âm. Chỗ này chúng ta có công thức đơn giản của commodity: F = S * e^(rf + … Đọc tiếp "[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]"
Thực ra chủ đề này nó cũng nổi cộm khá là lâu rồi nhưng tại sao phải duy trì cả 2 thì không nên hiểu room nó như một biện pháp hành chính không, cũng không nên sử dụng các yếu tố underground về cơ chế (xin cho) để kéo vào đây nói mà thuần … Đọc tiếp "[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]"
(+84) 869 231 510