[Nợ xấu của bank nó loằng ngoằng]
Mình vừa đọc một bài kiểu bảo danh mục bank này xấu hơn bank kia. Thực ra chẳng có một tỷ lệ nào đo lường cái nợ xấu của bank cho nó đúng đắn được. Trước mình có chỉ trích rất nhiều analyst đi tính toán bao nợ xấu. Thì mình càng chỉ trích nợ xấu được đo lường và nhìn phiến diện theo tỷ lệ.
Tỷ lệ nợ xấu của bank thường không nói được nhiều điều. Ngày xưa tôi làm một Bank X, Bank hết room. Bank nghĩ ra cách book hết nợ chưa xấu (nhóm 2-3) xuống cmn nhóm 3 cho thành nợ xấu rồi trích lập đi xin thêm room sau vậy cho nhanh. Chứ giờ khách đang cần tiền chẳng lễ không cho vay.
Nói như vậy để thấy cái chuyện lấy Chi phí dự phòng/Loan là dở, quá dở, để xem xét về chất lượng tín dụng. Như MBB chẳng hạn. Cứ đúng luật mà làm dự phòng là phải mạnh tay tài sản đảm bảo cứ đủ mà chiến. Trích lập cứ là đúng luật. Thêm nữa bạn cũng không thể nhìn thấy TSĐB nó nằm trên OFF-Balance thì biết thế nào được nợ có được đảm bảo không. Mình không nói TCB không phải nhưng đặc trưng của TCB là khách to nợ xấu đã thấp lại còn rất rất dễ refinance. Nên nợ xấu muốn cũng khó. Đó còn chưa nói cửa đẩy TPDN nhé. Đấy nói vậy để thấy nó ảo ma mà.
Nhìn chung muốn phân tích nợ xấu. Hãy nhìn nó trong dài hạn 5Y -10Y chứ 3 mớ tỷ lệ thì phèn. Có một cái nhìn nợ xấu cũ nhưng cũng thú vị đó là phần lãi và phí phải thu. Nếu phần này mà tỷ trọng trong cân đối cứ tăng tằng tằng đột biến rồi xuống thấp thì là thoái lãi. Nói chung để ý tài sản có khác chút. Nhưng cũng phải thời gian dài dài. Không phải bank nào tự nhiên xấu cũng không thể tự nhiên mà tốt lên đâu.
