Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Hedge luôn tự hào vì đội ngũ giảng viên cực kỳ có tâm và có tầm của mình. Điển hình là anh Lê Huy Hoàng với profile cực kì khủng. Anh từng là một sinh viên xuất sắc với số điểm tốt nghiệp cao nhất ngành Ngân hàng, Tài chính và Kế toán, điểm thi FRM nằm trong top 25% thế giới. Hiện tại, anh đang là Balance Sheet Management Officer tại Ngân hàng ACB, với công việc chính là tính toán, kiểm tra các số liệu chuyên ngành để lập kế hoạch cho tương lai. Không chỉ dừng lại ở việc sở hữu thành tích khủng, anh cũng rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đến các bạn trẻ. Hãy cùng Hedge tìm hiểu về con người đặc biệt này qua bài phỏng vấn dài nhưng cực kì ‘chất’ này nhé!
 - Q1: Đầu tiên, Hedge xin phép hỏi anh Hoàng về kinh nghiệm làm việc trong ngành tài chính của anh. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng, anh nhận thấy môi trường làm việc tại ngân hàng như thế nào ạ? Anh Hoàng: Tuy nói là ngành ngân hàng chung nhưng Hoàng cũng chỉ trải qua những vị trí ở bộ phận tương đối back của Ngân hàng như kế hoạch, phân tích tài chính, ALM và rủi ro nên đối với các bộ phận ở front như sales hoặc trader thì Hoàng chưa “cảm” được tron vẹn. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm làm việc trong ngành ngân hàng ở các vị trí trên, Hoàng thấy rằng ngành ngân hàng có những đặc thù thú vị nhưng cũng rất khắc nghiệt. Ở các vị trí kế hoạch tài chính hay rủi ro, các bạn được tiếp xúc với các anh/chị quản lý cấp cao ở Ngân hàng mình, được học hỏi những kinh nghiệm quý giá từ họ trong quản lý, được tiếp cận các thông tin rất có giá trị của Ngân hàng, cũng như đây là những vị trí cần chất xám cao, do đó đối với các bạn đam mê tri thức thì các vị trí này như một kho tang để các bạn khám phá và ứng dụng. Tuy nhiên, các bạn cũng phải làm việc rất vất vả và phải kiên nhẫn. Việc ở lại trễ, tăng ca, căng mình chạy deadlines sẽ như cơm bữa. Ngoài ra, các bạn phải tự mình cập nhật liên tục các kiến thức, phát triển năng lực cá nhân, nếu không các bạn sẽ bị bỏ lại phía sau rất nhanh trong giai đoạn phát triển này của Ngân hàng.  - Q2: Anh thấy tố chất cần thiết để làm việc trong ngành ngân hàng là gì ạ? Anh Hoàng: Rất nhiều. Nhưng các yếu tố cần thiết theo bản thân Hoàng thấy đó là: kiên nhẫn, cẩn thận, linh hoạt, ham học hỏi, chịu khó, tư duy logic,phản biện tốt, và liên tục đẩy bản thân tiến lên phía trước.  - Q3: Anh Hoàng có thể cho biết cụ thể hơn về vị trí hiện tại và cơ hội nghề nghiệp trong vị trí của anh ạ? Anh Hoàng:Về cơ hội công việc ở các vị trí mình đã trải qua thì bây giờ rất nhiều đấy các bạn. Hiện tại mình đang làm dự án ICAAP, đồng thời cũng đang theo đuổi 2 dự án khác trong Ngân hàng là dự án chuyển đổi báo cáo tài chính IFRS và dự án về Thông tư 41/2016/TT-NHNN hay còn gọi là Basel 2. \ Trước đó mình đã từng làm ở vị trí về ALM, kế hoạch tài chính và quản lý rủi ro Thanh khoản. Theo mình được biết gần như tất cả các vị trí này ở các Ngân hàng đều đang có nhu cầu tuyển dụng. Đặc biệt khi Ngân hàng Việt Nam đang chuyển mình để phát triển theo các chuẩn mực quốc tế, cơ hội của các bạn sẽ càng ngày càng nhiều hơn vì Ngân hàng đang rất có nhu cầu tuyển dụng những nhân sự có năng lực, hiểu biết về các kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao như quản trị rủi ro, mô hình định lượng, khả năng lập trình để nhanh chóng thu gọn khoảng cách của Việt Nam và quốc tế. Một cách ngắn gọn, các vị trí này trong Ngân hàng thực sự nhiều tiềm năng nếu các bạn muốn theo đuổi.  - Q4: Được biết công việc của anh liên quan tới việc thiết kế hệ thống quản trị rủi ro theo khung ICAAP anh có thể cho biết các kiến thức các bạn cần chuẩn bị cho các vị trí như ALM hay Liquidity risk được không ạ ? Các vị trí này thường rất khó vào vậy anh có lời khuyên gì cho các bạn fresher? Anh Hoàng: ICAAP hay Đánh giá nội bộ về mức đủ vốn là một bộ phận có thể gọi là quản lý rủi ro tổng hợp. Do đó để thực sự nắm rõ bản chất và làm được công việc một cách thực chất, các bạn gần như phải hiểu biết về tất cả các loại rủi ro của Ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro tập trung, rủi ro lãi suất trên sổ Ngân hàng, và các loại rủi ro trọng yếu khác. Đặc thù của Việt Nam khá đặc biệt, do đó việc ứng dụng các kiến thức về các loại rủi ro này cũng đòi hỏi các bạn nắm bắt về thực trạng Ngân hàng ở Việt Nam để làm thực sự hiểu quá và không chỉ lý thuyết. Để đặt chân vào các vị trí này, trước tiên các bạn phải chứng tỏ cho nhà tuyển dụng, thường sẽ là sếp của các bạn luôn vì đây là các vị trí đặc thù sẽ do đơn vị chuyên môn đánh giá trước khi qua nhân sự, rằng các bạn có nền tảng kiến thức rất vững vàng về rủi ro và tài chính. Vững vàng ở đây không chỉ là việc các bạn hiểu biết rộng về rủi ro, tài chính mà còn phải sâu, nắm vững từ nền tảng. Hiện nay bằng FRM có thể cung cấp cho các bạn nền tảng rất tốt, với điều kiện các bạn phải bỏ sức ra học để làm, chứ không phải chỉ học để lấy bằng. Tiếp đến, các bạn phải chứng tỏ cho sếp thấy định hướng của các bạn rất rõ ràng là các bạn thật sự muốn và quyết tâm theo đuổi chuyên môn này. Và cuối cùng, nếu các bạn là fresher, hãy khiêm tốn, siêng năng học hỏi và đừng ngại gian khó. Đối với các bạn mới thì các anh chị thường sẽ đánh giá thái độ của các bạn nhiều hơn là kinh nghiệm chuyên môn. Do đó luôn chú ý đến thái độ của mình khi phỏng vấn với các sếp nhé.  - Q5: Để học viên có thể hiểu rõ hơn về bằng FRM, anh có thể chia sẻ thêm về việc bằng FRM đã ảnh hưởng đến công việc của anh như thế nào được không ạ? Anh Hoàng: Các kiến thức Hoàng thu thập được từ nội dung của chương trình FRM là tiền đề cực kỳ quan trọng trong công việc của Hoàng hiện tại. Các kiến thức trong FRM thực sự bao quát tất cả những gì các bạn cần để làm việc trong lĩnh vực rủi ro. Đồng thời, các kiến thức được cung cấp cũng rất sâu và do đó có tính ứng dụng cao hơn vì chỉ khi các bạn nắm bắt được nền tảng, việc ứng dụng các kiến thức mới này vào thị trường còn non trẻ như ở Việt Nam mới khả thi. Do đó, nếu các bạn định hướng làm việc rủi ro trong Ngân hàng, FRM là một lựa chọn phù hợp với các bạn Tuy nhiên mình cũng cần phải nói, tùy định hướng của các bạn mà bằng cấp cũng như kiến thức liên quan sẽ được quyết định. Nếu các bạn có thiên hướng đầu tư, hãy lựa chọn CFA, còn nếu các bạn làm về kế hoạch tài chính, quản lý tài chính trong doanh nghiệp hay cả Ngân hàng, CMA hay CIMA lại cung cấp nhiều kiến thức liên quan hơn cho các bạn. Do đó hãy cẩn thận tìm hiểu trước khi quyết định nhé.  - Q6: Được biết anh Hoàng đã đạt điểm số rất cao trong kì thi FRM (1st quantile ở 4/4 môn cho part 1 và 4/5 môn cho part 2) cũng như đạt điểm số GPA gần như tuyệt đối thời đi học, anh Hoàng có thể chia sẻ kinh nghiệm thi FRM với các bạn học viên được không ạ? Anh Hoàng: Thật sự nói về thông minh thì mình chưa bằng nhiều bạn, và mình cũng không giỏi trong việc học nhóm, việc mình có được những kết quả như vậy là do mình quyết tâm để đạt được và cực kỳ nghiêm khắc với bản thân, hay còn gọi là tính kỷ luật phải rất cao. Môi trường đại học ở Úc là tiền đề rèn luyện nên các tính cách đó. Ở nước ngoài, các thầy cô gần như chẳng bao giờ bắt ép các sinh viên của mình học, việc học của các bạn hoàn toàn là tự giác. Nếu các bạn chỉ cần pass, có thể sẽ không quá khó khăn. Tuy nhiên để đạt kết quả cao, việc tự giác là rất quan trọng. Các bạn phải tự xác định mục tiêu, sau đó sắp xếp và đầu tư thời gian một cách hợp lý, sau đó stick theo plan một cách nghiêm ngặt. Chia sẻ thêm với các bạn khi mình học thi FRM. Khi bắt đầu học, mình lướt qua một lượt nội dung của từng level. Sau đó, mình sẽ thiết lập thời gian biểu để đạt được mục tiêu. Thời gian biểu thường sẽ được chia làm 3 phần: phần thứ 1 là đọc lượt 1 để nắm bắt về nội dung và take note lại theo cách hiểu của mình toàn bộ nội dung vào file word vì đọc và ghi chú sẽ giúp các bạn nhớ dễ hơn, sau đó phần thứ 2 các bạn lướt lại nội dung của các bạn đã take note và đào sâu vào các phần chưa hiểu cũng như điều chỉnh lại các phần hiểu sai, và phần thứ 3, các bạn review lại, ghi nhớ và làm các bài tập để practice. Bằng cách này, các bạn sẽ nắm vững được nền tảng, và có thể linh hoạt “xoay” theo tình huống mà FRM đưa ra. And the best for last, khi các bạn đã lên kế hoạch thì phải stick theo cực kỳ nghiêm ngặt, đừng bị cám dỗ và “để mai tính”, nếu không các bạn sẽ gặp rắc rối khi thời gian thi đến gần.  - Q7: Trong quá trình giảng dạy, anh nhận thấy các bạn học viên thường gặp phải khó khăn, vấn đề gì khi luyện thi bằng FRM ạ? Anh Hoàng: Thời gian, và sự kỷ luật khi các bạn học. Thứ 1, khá nhiều bạn học FRM nhưng không đến được kết quả như ý là do các bạn ấy quá bận rộn. Mình cũng đi làm nên mình biết đôi lúc phải tăng ca, làm thêm chiếm luôn cả thời gian nghỉ ngơi, do đó không lạ khi các bạn hoặc các anh chị vì công việc mà không còn thời gian, sức lực và trí óc để học nữa Thứ 2, vì FRM là học và thi tự nguyện, nên các bạn dễ có tư tưởng không thi được lần này thì thi lần sau, và khi không có đủ quyết tâm, các bạn sẽ để trôi đi và đến cuối cùng sẽ không thể chạy đua kịp nữa. Do đó, nếu các bạn cảm thấy bản thân không đủ quyết tâm và nghiêm khắc để học, hãy đăng ký một trường luyện thi nào bất kỳ để tăng thêm quyết tâm. Ví dụ ở Hedge, nếu các bạn không làm đủ bài tập, thầy Hiệu trưởng sẽ không cho các bạn “qua” dễ dàng đâu. Có thêm áp lực như vậy có thể sẽ giúp các bạn đạt được mục tiêu mà mình mong muốn đấy.  - Q8: Cuối cùng, anh Hoàng có lời khuyên gì cho các bạn đam mê ngành tài chính, và mong muốn tìm được một công việc trong ngành tài chính không ạ? Anh Hoàng: Nếu các bạn đam mê ngành tài chính, hãy dấn. Các bạn có thể thể hiện sự quyết tâm với các nhà tuyển dụng bằng cách lấy một bằng chuyên môn phù hợp với vị trí mà các bạn đang mong muốn: CFA, FRM, CMA, CPA… Hãy cân nhắc lựa chọn bằng phù hợp. Sau đó các bạn hãy dấn, apply vào các vị trí tương đối junior trong lĩnh vực mà bạn lựa chọn nếu bạn thật sự chưa có kinh nghiệm gì trong tài chính, nhưng hãy nhớ lựa chọn vị trí làm công việc đúng theo nhu cầu mà bạn mong muốn nhé. Nếu các bạn không tìm được vị trí trên các trang web tuyển dụng, hãy tham gia vào các network chuyên môn như Vietnam Risk Professionals hay các trang tương tự. Thông thường khi mình có nhu cầu tuyển dụng, mình sẽ đăng các tin tuyển dụng lên các trang chuyên nghề nghiệp này trước khi nhờ phía nhân sự tìm người. Và cuối cùng như mình đã chia sẻ, khiêm tốn, siêng năng học hỏi và chịu khó một tí, các bạn sẽ từ từ đi lên trên con đường mà mình đam mê. Cảm ơn anh rất nhiều vì buổi phỏng vấn này !! Chúc anh Hoàng luôn vui khỏe và thành công trên con đường sự nghiệp và giảng dạy của mình!!

Tin tức và sự kiện

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Vì sao bank cần có CAR về mặt quản trị – COF vs COC]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Giá dầu âm – Lý thuyết tài chính chút]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

[Tại sao Việt Nam cần duy trì cả ROOM và CAR – LONGFORM]

Giảng viên

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Bùi Xuân Sơn

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Giảng Viên Phạm Tiến Đạt

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Phỏng vấn giảng viên – Lê Huy Hoàng

Cảm nhận học viên

Bài viết khác

GIỚI THIỆU GIẢNG VIÊN CFA TẠI HEDGE ACADEMY Giảng viên Bùi Xuân Sơn – một Cựu sinh viên Ngoại thương nữa của đội ngũ giảng viên nhà Hedge. Anh Sơn cũng là một trong 3 giảng viên mới nhất, khá quen mặt với các học viên CFA hai khóa gần đây. Anh hiện đang là … Đọc tiếp "Giảng Viên Bùi Xuân Sơn"
Giới thiệu giảng viên: Anh Đạt Phạm – một giảng viên mới nhất mà Hedge Academy xin được giới thiệu với mọi người – chính là cái tên quen thuộc với Hedge mấy năm nay. Anh chính là một trong những học viên đầu tiên của khóa CFA, FRM và Treasury Analysis. Giờ đây, Hedge … Đọc tiếp "Giảng Viên Phạm Tiến Đạt"
Đồng hành cùng với Hedge từ những ngày khó khăn đầu tiên, chứng kiến sự lớn mạnh và chuyên nghiệp của đội ngũ Hedge từng ngày, không ai khác chính là cựu học viên kiêm giảng viên tại Hedge – anh Phương Xuân Bách. Anh Phương Xuân Bách: Giảng viên “cây nhà lá vườn”. Cựu … Đọc tiếp "Phỏng vấn giảng viên – Phương Xuân Bách"
(+84) 869 231 510