[Tại sao bank cần PE hơn PB để định giá – LONGFORM]

Không phải cứ anh nào hot thì page chỉ trích đâu, tại vì theo logic thì sử dụng PB cho Bank khá là phèn.
Như mọi người hay đọc thì mình rất chuộng các phương án so sánh trong định giá. Chuộng hơn nhiều các phương pháp DCF. Nhưng mình lại cực kỳ hay ít nhất là phản đối P/B khi định giá Bank bơi. Book Value không phải là một phần quá quan trọng trong việc định giá bank ở Việt Nam.
I. Đầu tiên nói về DCF vs Relative Value cho bank tý.
1. Dòng tiền không bao giờ là thứ quyết định cho bank
Một bank nó không bao giờ xác định dòng tiền theo kiểu doanh nghiệp để mà xem xét về earning hay dividend để discount về cả. Bank thiếu tiền được xác định bằng tỷ lệ thanh khoản, Bank cũng không tạo ra dòng tiền hay bán chịu, việc xác định kiểu thiếu tiền theo kiểu doanh nghiệp là vô dụng.
2. Earning có thể thay thế không?
Discount FE hay FF hay Div không xong thì có Discount Earning được không. Thì cũng không nốt vì Bank cũng không có giá trị Terminal, như trước đây nhận xét Bank Việt Nam còn lâu lắm mới đạt điểm mature. Nên terminal chắc tới đời con bạn cũng chưa có luôn.
3. Tại sao bắt buộc phải là so sánh?
Analyst cho bank sẽ không quyết định được giá trị nào là hợp lý, việc lấy trung bình ngành là vớ vẩn. Nên PE hay PB hợp lý phụ thuộc vào chính bạn. Mình luôn lấy assumption cho phần này là bao nhiêu với cái appetise của mình. Từ đó mới ra giá, giá là phản ánh kỳ vọng cái này đúng nhất cho bank.
Tóm lại Bank nó là tương đối. Bản thân analyst chỉ nên đưa ra dự báo về lợi nhuận còn bản thân nhà đầu tư và thị trường quyết định giá phù hợp.
II. Tiếp tới là PE vs PB
Rồi ok tại sao Book Value với bank lại không quan trọng. Cái đầu tiên là do Basel. Thứ nhất Basel quy định là CAR = 8%. Mình giả sử đơn giản nhưng lại rất đúng với thực tế nếu như toàn bộ book value là Vốn Tier I thì ta có RWA = 12.5 * (Tier I + Tier II), trừ đi vốn cho market risk và orp risk thì đâu đó đòn bẩy tối đa một bank với trọng số rủi ro là 100% luôn ở mức tầm 20 lần. Mà mình chắc chắn là Risk Weight trung bình của bank không bao giờ tới 100%. Thế mà mình có nghe học viên mình bảo Analyst của Maybank Securities bảo không dùng PE cho bank mà dùng PB. Thì mình không hiểu. Nói chung vốn Tier I là quan trọng. Nhưng nó đúng là quan trọng về mặt vốn mặt capital nhưng khi nói tới định giá, Earning quan trọng hơn nhiều. MayBank hay Passion sử dụng PB thì càng khó hiểu.
Thêm nữa là Book value không quyết định được NFI một phần càng ngày càng quan trọng trong bank hiện đại. PB giới hạn khả năng của dự báo này. Bank hịn thì phần này rất thơm, chẳng cần Book Value để quyết định phần này.
Tức là Book Value không quyết định được đòn bẩy cũng như mức độ gia tăng tài sản của bank. Người quyết định mức độ đó là SBV và các tỷ lệ khác. Vốn cấp 2 là một phần nhỏ. Do đó nếu như định giá Bank mà dựa vào Book Value thì lại bỏ qua khả năng tăng trưởng lợi nhuận của bank. Book Value chỉ đúng với các doanh nghiệp mà lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào lượng vốn bỏ ra.
Nhìn chung PB là một phương pháp mặc dù hay được các công ty chứng khoán, hoặc ở đây là anh Trung sử dụng định giá cho Bank nhưng tới giờ phút này mình vẫn không hiểu tại sao họ lại dùng.
P/S:
Tier I: Vốn cấp 1 chủ yếu là Equity Capital
Tier II: Vốn cấp 2 chủ yếu là nợ thứ cấp
Vốn Tier I và Tier II muốn issue thì phải thông qua SBV
NFI (Non-Financial Income): Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ, thanh lý,...
RWA: Risk Weighted Asset. Ví dụ tài sản hiện tại thì TPCP có riskweighted = 0. Cái này nên tìm hiểu trong TT41 NHNN.
Market Risk + Oprisk Capital: Nói chung trong TT41 hết nhưng phần này nó bé ấy mà.

Bài viết khác

[DỰ TRỮ ĐỐI VỚI 1 QUỐC GIA FX TARGET VÔ CÙNG QUAN TRỌNG] Mọi người có thể read (đọc) phần 1 ở đây: https://shorturl.at/JUPxt Phần 1 nói chung nói về reality (thực tế) rằng Mỹ không phải là không export (xuất khẩu) gì, mà cái họ export lớn nhất chính là những USD notes (tờ … Đọc tiếp "Mỹ xuất khẩu gì-P2"
Nói chung là dạo này mình cũng ít viết note (ghi chú) giải thích, vì đơn giản muốn thì các bạn mua report (báo cáo) về mà đọc. Nhưng nói chung, tiết lộ chút strategy (chiến lược) xuyên suốt report Q2 (Quý 2).Có thể dự đoán đúng sai gì trong các asset class (lớp tài … Đọc tiếp "Vẫn là cái Title: Đi Chậm"
DỊCH VỤ – Một đặc quyền xa xỉ từ người giàu Có ai để ý tới chuyện đơn giản là bản thân US (Hoa Kỳ) xuất khẩu dịch vụ lớn nhất thế giới, cỡ 1.03k tỏi USD (1.03 nghìn tỷ USD). Trong này toàn nhóm M7 (Magnificent 7 – 7 công ty công nghệ lớn). FB … Đọc tiếp "Mỹ xuất khẩu gì ?"